Quy hoạch TPHCM từ tiềm năng sông Sài Gòn

Quy hoạch TP HCM
Quy hoạch TPHCM từ tiềm năng sông Sài Gòn

Sông Sài Gòn chính là một điều kiện tự nhiên tuyệt vời mà TPHCM được ban tặng. Quy hoạch TPHCM cần được “nương” theo sông Sài Gòn để có thể phát huy thêm được những tiềm năng đặc biệt của thiên nhiên ban tặng.

I. Ý kiến của các lãnh đạo về sông Sài Gòn trong quy hoạch TPHCM

1) Sự đặc biệt của sông Sài Gòn

Tính chất uốn lượn như một dải lụa hiếm hoi tại Việt Nam mà TPHCM chưa khai thác hết tiềm năng. Tại Đà Nẵng, sông Hàn dài 7km chảy qua trung tâm thành phố được khai

thác rất tốt. Song, điều này là chưa được đáp ứng tại thành phố mang tên Bác – Chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, trên Thế Giới, sông Hoàng Phố ở Thượng Hải (Trung Quốc), sông Thames (Anh) ,… hay nhiều sông khác không có vị trí đẹp như Sài Gòn nhưng được tận dụng để trở thành cảnh quan nổi tiếng cả trong nước lẫn quốc tế.

Chiều dài sông Sài Gòn khoảng 40km, rộng và tiềm lực cao để phát triển cả về kinh tế, văn hóa, du lịch, … Theo đó, ông Chính cho rằng, quy hoạch TPHCM có thể phát triển trước 15-20km, trọng điểm ở khu vực Thủ Thiêm, bán đảo Thanh Đa – Bình Quới – những nơi được xem là “viên ngọc” của thành phố.

Tiềm lực phát triển khổng lồ từ sông Sài Gòn

2) Chia sẻ từ các ý kiến về sông Sài Gòn

Bên cạnh ý kiến từ chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, phó chủ tịch tổ chức này PGS-TS Đỗ Tú Lan cũng đồng tình với việc điều tiết, xây dựng lại theo tiềm lực sông Sài Gòn để có thể phát triển tổng quan địa bàn thành phố trọng điểm này của cả nước.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết quy hoạch TPHCM từ năm 2010 đến nay có nhiều phát sinh. Nguyên tắc gồm:

  • Kế thừa những quy hoạch trước đây
  • Cập nhật, khắc phục nhược điểm, khiếm khuyết

Theo đó, nghị quyết 24 và 31 của Bộ Chính trị đều đặt TPHCM là vị trí quan trọng của Đông Nam Bộ và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam. Điều này tạo nên một trung tâm có năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Cho nên, quy hoạch cần làm sao để đảm bảo được mục tiêu của những nghị quyết này.

3) Thay đổi cơ bản trong quy hoạch TPHCM theo sông Sài Gòn

TPHCM tập trung phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, không tập trung khu trung tâm hiện hữu 930 ha. Những trung tâm mới cầ có lộ trình phát triển cụ thể nhưng trước hết phải đầu tư hạ tầng, giao thông để kết nối đồng bộ.

TPCHM là đô thị lớn, do đó, văn hóa xã hội cũng lợi thế nên cần bổ sung đầy đủ không gian xanh. Từ đó, việc điều chỉnh theo hướng duy trì một tỷ lệ đất nông nghiệp nhất định để dự trữ sau này. Cũng cần tính toán về quy mô, chất lượng để đảm bảo cơ cấu kinh tế – xã hội.

II. Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060

1)    Gắn kết phát triển không gian đô thị của thành phố cùng khu vực xung quanh

Là một khu vực trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước, TPHCM luôn luôn là địa bàn được cả nước quan tâm sâu sắc. Quy hoạch TPHCM có ảnh hưởng to lớn đến không gian đô thị của những thành phố xung quanh, nổi bật như Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,… Một khi TPHCM đã cải thiện và nâng cấp về quy hoạch trở nên đô thị mới, khu vực phía Nam hình thành xung quanh nơi đây sẽ được kéo theo và phát triển cùng.

Sức bật mà TPHCM mang lại là vô cùng to lớn. Đặc biệt, với những giá trị tiềm ẩn mà sông Sài Gòn mang lại, sau khi quy hoạch, TPHCM được hứa hẹn sẽ ngày càng trở thành phồn vinh, nâng cao đời sống người dân, cải thiện chất lượng trên mặt bằng chung và thúc đẩy toàn miền Nam đi lên.

Sông Sài Gòn tiềm năng của TPHCM

2)    Đáp ứng yêu cầu mới trong chiến lược phát triển chung của cả nước

Mục tiêu chung của cả nước là không chỉ quy hoạch TPHCM mà còn là tiến tới quy hoạch toàn quốc. Định hướng phát triển đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy phát triển tổng quan về kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng,… Việc thay đổi TPHCM dựa theo tiềm năng của sông Sài Gòn chính là một trong những bước tiên quyết trong định hình và xây dựng những bước thay đổi của địa bàn khu vực.

Những thay đổi này là thước đo quan trọng cho các cấp lãnh đạo có thể đánh giá những nước đi đầu tiên trong việc cải tổ và thay đổi của những khu vực tiếp theo. Điều này góp phần không hề nhỏ trong thúc đẩy sự phát triển từ khu vực Đông Nam Bộ, khu vực phía Nam và xa hơn là cả nước.

III. Kết luận về quy hoạch TPHCM xoay quanh sông Sài Gòn

Điểm mấu chốt của chia sẻ từ báo VNExpress chính là việc sự khẳng định và mục tiêu của các cấp lãnh đạo trong thay đổi quy hoạch TPHCM về tập trung theo sông Sài Gòn. Điểm khai thác này là cực kỳ tiềm năng và hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo thành phố theo chiều hướng tích cực.

Những nước đi đầu tiên này chính là những lá cờ đầu, bên cạnh quy hoạch Trà Vinh đang được triển khai sẽ kéo theo một chuỗi thay đổi mới của khu vực miền Nam.

https://vnexpress.net/quy-hoach-tp-hcm-can-khai-thac-tiem-nang-song-sai-gon-4652525.html