Quy hoạch TPHCM – Định hướng Thủ Đức thành từng khu vực.

Quy hoạch TP HCM
Quy hoạch TPHCM – Định hướng Thủ Đức thành từng khu vực.

Phân vùng số 1


Là khu đô thị Trung Tâm của Thành phố Thủ Đức và Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây và phía Nam nằm giáp sông Sài Gòn, và giáp đường Mai Chí Thọ về phía Đông.

Về định hướng quy hoạch TPHCM:

– Mong muốn quy hoạch khu vực Thủ Thiêm thành đô thị thương mại tài chính

– Với vị trí nằm giáp với sông Sài Gòn, phân khu 1 mang giá trị đặc trưng của khu đô thị trung tâm ven sông Sài Gòn và vùng rừng ngập mặn ở phía Đông Nam.

– Khu vực này cũng được kỳ vọng là điểm thu hút mang lại giá trị văn hóa cao cho các dự án vì có nhà thờ mang tính lịch sử nằm gần ga tàu điện ngầm mới.

– Ngoài ra, sự kết hợp giữa hệ thống đường bộ và đường giao thông kết nối với tuyến tàu điện ngầm sẽ làm cho khu vực này trở thành tụ điểm hoạt động sầm uất.

– Khu vực Thủ Thiêm sẽ trở thành điểm nhấn giao thông liên vùng quan trọng khi có một khu trung chuyển lớn, kết hợp tuyến giao của tuyến đường sắt cao tốc và các đường giao thông công cộng khác nhau.

 

Phân vùng số 2 


Là Khu vực Hiệp Bình – Khu đô thị cửa ngõ của thành phố Thủ Đức kết nối với tỉnh Bình Dương. Nằm giáp với sông Sài Gòn về phía Tây và Tây Nam, đường Tô Ngọc Vân về phía Đông.

Định hướng phát triển


-Giữ lại cải tạo và nâng cấp, khuyến khích tái phát triển các khu dân cư hiện hữu trong phạm vi quy hoạch khu công viên trước đây. 

– Tuyến xe điện đô thị (LRT) mới chạy theo hướng Bắc – Nam dọc theo rìa phía Đông của khu vực này, tạo cơ hội cho các dự án phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD – Transit Oriented Development) lớn và lõi đô thị có chức năng phức hợp. Một tuyến tàu điện ngầm chạy dọc theo rìa phía Tây của khu vực này, tạo cơ hội phát triển, tái phát triển và nâng cao hệ số sử dụng đất cho các khu vực nằm trong bán kính 10 phút đi bộ từ các bến tàu điện ngầm. 

Phân vùng số 3


Là khu đô thị Ven sông phía Tây Nam của Thành phố, với sông Sài Gòn về phía Nam và phía Tây, giáp với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây về phía Bắc. Bao gồm các khu tiêu biểu như Thạnh Mỹ Lợi và cảng Cát Lái.

Định hướng quy hoạch TPHCM:

– Định hướng khu vực trở thành Khu đô thị thương mại dịch vụ, cảng, và công nghiệp. Là cầu nối thuận lợi với các khu động lực phát triển khác của TPHCM.

– Khu vực cảng Cát Lái sẽ được tổ chức thành khu đô thị dịch vụ logistic và cảng Cát Lái.

– Nhằm đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, tuyến đường liên cảng kết nối với vành đai 3 và cao tốc Long Thành – Cầu Giấy sẽ được quy hoạch.

– Cảng Cát Lái sẽ được kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, phát triển hệ thống đường thủy nhằm giảm thiểu áp lực cho giao thông đường bộ.

Phân vùng số 4


Bao gồm 2 khu vực phát triển mới là Khu vực cảng cũ Trường Thọ và khu đô thị thể thao – sức khỏe Rạch Chiếc. 

Định hướng quy hoạch TPHCM:

– Các công trình thể thao lớn không nên bố trí quá tập trung vào một khu vực mà nên phân tán một cách tương đối trong phạm vi khu Rạch Chiếc, để không tạo ra áp lực giao thông khi đồng thời có nhiều sự kiện thể thao diễn ra.

– Đối với khu Trường Thọ, bên cạnh việc phát triển một khu đô thị trung tâm hiện đại, hệ số sử dụng đất cao, cần chú trọng việc bảo tồn và cải tạo một số kết cấu di sản công nghiệp vốn có, thổi hồn và tạo chức năng mới, biến chúng thành điểm đến “Quận nghệ thuật” mới bên sông Sài Gòn. 

– Khung cấu trúc mới phát triển dọc theo bờ kênh nhằm gắn kết người dân ở khu vực chuyển đổi giao thông và các trung tâm thể thao. Các quảng trường dọc tuyến kênh đóng vai trò gắn kết các khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo thể thao, trung tâm chăm sóc sức khỏe, các khu đô thị, từ đó kiến tạo một không gian công cộng rộng lớn quanh các sân vận động để tụ hội, xem thể thao và giao tiếp. 

Các bạn có thể xem bài viết khác ở đây, tải ứng dụng OnLand trên CHPlay hoặc AppStore để có thể cập nhật các thông tin nhanh chóng và tiện lợi nhất.