I. Giải quyết những tồn đọng hướng đến tương lai quy hoạch TPHCM
1) Tồn đọng trong quy hoạch TPHCM
Những bất cập trước mắt được nhìn ra như ách tắc giao thông, ngập lụt theo cụm, vi phạm về xây dựng chung hay an toàn dân sinh là những nổi cộm lớn nhất. Theo đó, bà Đỗ Tú Lan (P.Giáo Sư – Tiến Sĩ, nguyên Phó cục trưởng cục phát triển đô thị, bộ xây dựng cho rằng cần phải chỉ ra những điểm chưa tốt và tách bạch giữa quy hoạch TPHCM không có định hướng tốt với tốt nhưng chưa thực hiện được.
2) Định hướng tương lai quy hoạch TPHCM
Quy hoạch TPHCM tiếp tục định hướng đến tương lai là khu đô thị đa trung tâm. Vùng đô thị trung tâm, vùng trung tâm mở rộng phía Bắc, nam Sài Gòn, Củ Chi, Cần Giờ và TP. Thủ Đức. Việc phân chia này cần được phân tích và đánh giá trên tính chất đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Với Cần Giờ, nơi đây cần được bảo tồn một số chức năng, đặc biệt trong hỗ trợ ứng phó ngập lụt, triều cường,…
Riêng với 5 huyện ngoại thành, P.Giáo Sư – Tiến Sĩ Trần Ngọc Hạnh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho rằng: việc đô thị hóa không sớm thì muộn nên cần phải sắp xếp lại. TPHCM không chỉ nên mà còn phải tháo dỡ hàng trăm dự án đang “bất động” để sửa chữa những sai sót trong quá khứ. Nguồn lực là có hạn, do đó, cần phải có kế hoạch và sắp xếp công việc nào nên làm theo thứ tự. Đây là phần quan trọng trong điều chỉnh quy hoạch của tỉnh thành quan trọng bậc nhất phía Nam này.
Mô hình đa trung tâm cũng được nêu ra từ ông Hạnh rằng cần phải độc lập với nhau 60-70%, không đi theo lối “thành phố ngủ”, biến đại đa số người dân thành những “Zoombie”, sáng đi làm chiều về nhà. Cuộc sống phẳng lặng không có lối thoát.
II. Kết nối để chia sẻ quá tải hạ tầng TPHCM
1) Tồn đọng trong những dự báo chưa thực hiện được
Theo Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng, bà Trần Thu Hằng, đề nghị đơn vị tư vấn cần đánh giá hiện trạng sử dụng đất và chỉ ra nguyên nhân khiến nhiều chỉ tiêu chỉ đạt phần thấp 20-60% dự báo. Chỉ tiêu đất là một ví dụ điển hình. Theo dự báo đến 2025, con số dự kiến là 28.000 ha nhưng hiện tại chỉ đạt 19.000 ha, đất xây dựng đô thị chỉ đạt 63.000 ha trong khi dự báo là 96.000 ha. Bà Hằng nhấn mạnh việc nhấn mạnh trong sử dụng đất và việc đang lãng phí tài nguyên đất, bỏ trống đất là rất phí phạm.
2) Kết nối hạ tầng liên kết
Các thành phố lân cận cần được TPHCM kết nối như TP. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương, Long An để chia sẻ vấn đề quá tải hạ tầng. Quốc hội đã có kiến nghị phân loại đô thị với thành phố nên cần cân nhắc phát triển mô hình thành phố trong thành phố. Một ví dụ điển hình chính là thành phố Thủ Đức.
Với ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TPHCM, mô hình đô thị đa trung tâm có từ khoảng 20 năm trước nhưng vẫn chưa thực hiện được. Nếu không mạnh dạn bước phá, đô thị vẫn sẽ không đồng nhất, bất cập sinh ra từ đủ hướng. Từ đó, TPHCM lại tiếp tục xử lý những hệ lụy của chúng. Đầu tư có lộ trình nhưng cũng cần phải đưa ra được mô hình của các trung tâm này, đầu tư hạ tầng, nhất là giao thông.
3) Giải pháp
Đơn vị tư vấn cần phải xác định rõ tỷ lệ tùy theo chức năng. Đô thị ở huyện Bình Chánh tương tác với huyện Bến Lức Long An do giáp ranh, đô thị Tây Bắc tương tác với huyện Trảng Bàng của Tây Ninh và kết nối với Phnom Penh của Campuchia.
Theo đó, cần phải xác định phương thức giao thông: đường sắt đô thị, giao thông đường thủy. Mặt khác, cần phát triển giao thông công cộng (TOD) sau khi cho phép thí điểm. Rà soát quỹ đất 10.000 ha xung quanh metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), vành đai 2, vành đai 3, vành đai 4, cao tốc TPHCM – Mộc Bài.
Bên cạnh đó, cần phát triển hài hòa giữa văn hóa và kinh tế xã hội, tập trung lợi thế thành phố, quan tâm phát triển không gian xanh, xác định quy mô và cơ cấu dân số hợp lý. Mọi việc cần phải gấp rút để tháng 12/2023 hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng thẩm định và đánh giá.
Quy hoạch TPHCM trong thời gian tới sẽ có nhiều điều đáng chú ý và được thay đổi.