Quy hoạch Hà Nội – Điều chỉnh để phát triển Thủ Đô theo thời đại mới

Quy hoạch Hà Nội
Quy hoạch Hà Nội – Điều chỉnh để phát triển Thủ Đô theo thời đại mới

Quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nhận định, đánh giá khách quan kết quả sau 12 năm thực hiện quy hoạch chung Thủ Đô cả nước, phân tích thực tiễn cấp bách cho việc điều chỉnh, cung cấp định hướng lớn của đồ án cùng những kỳ vọng mở ra cơ hội phát triển mới cho khu vực.


I. Đồ án quy hoạch tầm vóc


1) Quy hoạch Hà Nội những giai đoạn trước đây


Từ ngày Giải phóng Thủ Đô 10/10/1954, Hà Nội đã trải qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính gắn liền với 7 lần điều chỉnh quy hoạch 1962, 1974, 1976, 1982, 1992, 1998, 2011. Trong đó, năm 2008 là lần có địa giới được mở rộng nhiều nhất lên đến 3.344km2.

Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Giám đốc Sở quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội nhớ lại giai đoạn biến chuyển lớn nhất vào năm 2008. Ngay khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ tướng đã phê duyệt chỉ định việc Hà Nội bắt tay vào nghiên cứu quy hoạch với quy trình thận trọng, chỉn chủ, chặt chẽ. Sau 3 năm, Hà Nội có một bản quy hoạch đồ sộ về phạm vi, quy mô, nghiên cứu và mô hình cấu trúc.


2) Quy hoạch Hà Nội trở thành một đô thị lớn


Quy hoạch Hà Nội 1259 là một “đại quy hoạch” để thành một “đại đô thị”. Diện tích Hà Nội đã được tăng đáng kể lên 3,6 lần và trở thành một trong 17 thủ đô lớn nhất trên Thế Giới. Từ đó, trở thành đô thị lớn nhất cả nước, đặt ra những yêu cầu và cả những thách thức mới cho nơi đây. Liên danh tư vấn quốc tế PPJ thông qua thi tuyển ý tưởng quy hoạch quốc tế, phối hộ cùng Viện Kiến trúc , Quy hoạch và đô thị nông thôn và Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện.



Đồ án quy hoạch Hà Nội đã huy động được khối lượng lớn cơ sở dữ liệu quy hoạch. Trong đó, có nhiều giải pháp từ tổng thể đến chi tiết. Các lĩnh vực kinh tế, xã hội được đề cập trong quy hoạch được đề cập lần đầu, làm cơ sở triển khai các chuyên ngành sâu này. Được Chính phủ phê duyệt, Bộ xây dựng phối hợp với thành phố Hà Nội công bố công khai, rộng rãi tới nhân dân cùng việc trình bày rõ ràng để người dân nắm qua thông tin tại Triển lãm quy hoạch. Nơi đây quy tụ sự tham dự đông đảo nhân dân Thủ Đô và cả nước. Thủ đô cũng thực hiện hình thức tuyên truyền, đào tạo để thông tin quy hoạch được cung cấp đầy đủ đến các đơn vị liên quan để cùng giám sát, thực hiện.


II. Kiến tạo những thành tựu lớn


1) Những thành tựu lớn từ quy hoạch Hà Nội


Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra mục tiêu phát triển bền vững, có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cùng những thay đổi trong bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử, trong đó, chú trọng vào phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh theo hướng kết hợp, liên kết vùng, quốc tế.

Thủ đô Hà Nội được định hướng để trở thành một thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, trở thành một đô thị phát triển năng động, hiệu quả, cạnh tranh trong nước lẫn quốc tế. Mô hình chùm đô thị gồm 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh, từ đó hình thành đô thị sinh thái.


2) Những điểm nổi bật bởi quy hoạch Hà Nội


Trải qua giai đoạn dài 12 năm thực hiện, thành tựu thu về là lớn. Khu vực đô thị trung tâm, bộ mặt đô thị chuyển biến tích cực, cảng quan được cải thiện. Thành phố đã hình thành một số khu đô thị lớn, hoàn hảo như The Manor, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh, Gamuda, Ciputra,… Một số đơn vị cấp huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa nhanh. Từ hạ tầng kỹ thuật đến xã hội được quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, các vấn đề về rác thải, ô nhiễm, được cải thiện đáng kể. Tư đó nâng cao nếp sống văn minh đô thị.

Những quy hoạch 1259 đã mang lại nhiều thành tựu lớn. “Hà Nội đã phủ kín 100% đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch chung các huyện. Các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chỉ giới đường đỏ, quy hoạch đặc thù được đồng bộ triển khai. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của thành phố trong hoàn thiện cơ sở pháp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững”, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh đánh giá.” – Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh đánh giá.